Chè Lam Xứ Đoài

Nha thơm mật ngọt gừng cay
Dẻo thơm bởi cũng bàn tay chuyên cần
Chè lam mang nét duyên thầm
Bao người xa xứ về thăm quê nhà.

Chè lam đặc sản làm quà
Để bà con ở phương xa ấm nồng
Quà quê tình nghĩa mặn nồng
Mang theo gió nội hương đồng chân quê.
(Sưu tầm)

Chè lam xứ Đoài


Địa điểm du lịch ngoại thành Hà Nội phải đến


1. Việt Phủ Thành Chương

Phủ Thành Chương cách trung tâm thành phố khoảng hơn 30 km ở Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Đây như một làng quê Bắc Bộ thu nhỏ đang lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống, giới thiệu khá đầy đủ về cuộc sống của những người nông dân Việt Nam. Đây là một trong 4 địa điểm du lịch ngoại thành Hà Nội.
Việt Phủ Thành Chương
Việt Phủ Thành Chương

Bất cứ ai đã từng đặt chân đến biệt phủ của Thành Chương đều cảm nhận được vẻ thanh bình, dân dã và những giây phút thư giãn hiếm có. Đến đây, người ta có thể tìm thấy lối kiến trúc đặc trưng của làng cổ người Việt với những cái cổng mang dáng dấp của làng Thổ Hà, Đường Lâm đan xen kiến trúc của cung đình, lăng tẩm cố đô Huế.

2. Làng lụa Vạn Phúc

Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Địa điểm du lịch ngoại thành Hà Nội này giúp bạn hiểu biết được nhiều thứ hơn đấy nhé!


Lụa Vạn Phúc thường không có mẫu mã quá sặc sỡ, không giống bất kỳ một loại lụa nào được dệt ở các làng khác, bởi chất liệu mềm mại và độ tinh xảo trong từng đường tơ, từng họa tiết trang trí. Còn nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nghề dệt lụa cổ truyền của làng nghề này, hãy đi vào sâu bên trong làng để được tận mắt chứng kiến những thước lụa được làm ra như thế nào.

3. Làng gốm Bát Tràng

Men theo con đường đê sông Hồng gần 10km, tới ngôi làng cổ Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, nơi nổi tiếng với các mặt hàng gốm sứ. Đến đầu làng Bát Tràng những bình hoa, chậu cảnh, tượng gốm bày la liệt, dải dài khắp làng. Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại khoảng hơn 500 năm nay. Gồm Bát Tràng từ lâu nổi tiếng với nước men bóng đẹp, từng được thương lái châu Âu thu mua với số lượng lớn.

Bật mí thêm, đây là chợ gốm duy nhất mà bạn có thể thoải mái xem hàng hoặc tìm hiểu về sản phẩm theo ý thích vì ở đây người ta không đặt tiêu chí lợi nhuận lên đầu. Không chỉ tự do xem hàng, bạn còn được chủ hàng giới thiệu các công đoạn sản xuất của các mẫu hàng, cách vẽ hoa văn, phối màu men mà những người thợ thủ công đã dày công nghiên cứu, tha hồ thoả chí tò mò, học hỏi.
Ngoài ra, trong chuyến tham quan Bát Tràng, bạn có thể thử tài chơi gốm để tạo nên sản phẩm cho chính mình. Giá dịch vụ là 15 – 30K một lần tô vẽ, nặn tượng không lấy sản phẩm về. Nếu bạn muốn lấy “kiệt tác” mình tự tay làm ra về nhà, mức giá trung bình sẽ từ 40 – 60K tùy sản phẩm lấy ngay hoặc nung đốt.

4. Làng cổ Đường Lâm

Tạm rời xa phố thị ồn ào, náo nhiệt, dọc theo quốc lộ 32 về Sơn Tây, bạn sẽ đến với một ngôi làng cổ của người Việt – nơi còn lưu giữ lại những nét văn hóa truyền thống của nhân dân ta từ bao đời nay. Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 50 km, thuộc địa phần thị xã Sơn Tây, cạnh quốc lộ 32. Đây là địa danh hiếm hoi còn giữ được nguyên vẹn cấu trúc và nếp sinh hoạt của một làng Việt cổ từ hơn 300 trăm năm nay. 

Đường Lâm có những di tích lịch sử văn hóa rất giá trị, với Đình Phùng Hưng và Đền Ngô Quyền, đền thờ thám hoa Giang Văn Minh… Đặc biệt, tại nhiều ngôi nhà cổ còn phục vụ cả bữa cơm làng quê truyền thống, bạn có thể đặt cơm và nghỉ trưa tại đó.
(Nguồn: Sưu tầm) 


Địa điểm du lịch cuối tuần ở Hà Nội


Làng cổ Đường Lâm


Làng cổ Đường Lâm ở Sơn Tây, chỉ cách Hà Nội khoảng 40 km và là một trong số ít nơi còn lưu giữ vẻ đẹp của làng quê Việt Nam, từ ngôi nhà, bến nước, cổng làng, giếng nước tới sân đình cổ.



Làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm




Đường Lâm nổi tiếng với hàng trăm ngôi nhà đá ong truyền thống xây từ thế kỷ 17 với nghề truyền thống làm tương và món thịt ba chỉ nướng riềng ngon tuyệt. Cổng làng Mông Phụ với hai bên là ruộng lúa xanh mơn mởn và chùa Mía, đền thờ Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền cũng là những điểm đến không nên bỏ qua khi tới đây.


Việt Phủ Thành Chương

Chỉ cách Hà Nội 30 km, nhưng "Việt phủ Thành Chương" (xã Hiển Linh, Sóc Sơn, Hà Nội) như một thế giới trái ngược với thủ đô đầy xe cộ, bụi và xăng xe cùng những ồn ào náo nhiệt. Đến nơi đây, bạn sẽ hoà mình với thiên nhiên, trong khung cảnh yên bình cùng những di sản văn hoá người Việt. Những nét đơn sơ mộc mạc từ cánh cổng làng, mái nhà, cây cầu đá, rồi tới những vật dụng thô sơ: cái thủng, mùng, giần sàng, cái nơm úp cá... sao mà thấy bình dị, thân thương đến thế, thấy lòng mình thanh thản và bình yên.


Đến Việt phủ Thành Chương ta sẽ vô cùng ấn tượng với bảo tháp Thiên Hương cao 9m được xây dựng trong trong thời gian kỷ lục 09 ngày vào năm 2012. Bảo tháp được hoạ sĩ Thành Chương thiết kế lấy cảm hứng từ thời Lý, Trần với những hoạ tiết dân gian mang tính chất văn hoá tâm linh được làm bằng đất nung. Bảo tháp này và các tiểu cảnh khác đứng ở đỉnh đồi, soi bóng xuống hồ hoa sen, bên pho tượng Phật cưỡi voi bằng đá, che cho điện thờ Mẫu huyền bí phía sau dưới bóng cây đa âm u. Vẻ bên ngoài mát mẻ thanh tịnh tạo cho du khách cảm giác thanh thản, khám phá vào trong là những công trình phòng ăn, công trình kiến trúc độc đáo,nhà hát long đình, ngôi nhà trưng bày đồ vật cổ........ của Việt Phủ cũng rất đa dạng và cổ kính.

Việt Phủ Thành Chương
Việt Phủ Thành Chương
Du khách có thể kết hợp chuyến du lịch cuối tuần thăm quan Việt Phủ Thành Chương và thăm quan di tích Đền Gióng (chỉ cách Việt Phủ khoảng 2km). Đền Gióng hay còn gọi là Đền Phủ Đông gắn với truyền thuyết thánh Gióng nổi tiếng, bên cạnh đó đây còn là một ngôi đền cổ với nhưng dấu tích lịch sử cổ xưa.

Hồ Quan Sơn



Hồ Quan Sơn
Hồ Quan Sơn

Cách thủ đô Hà Nội 30 km theo quốc lộ 6, du khách cũng có thể lựa chọn hồ Quan Sơn (Mỹ Đức) làm chốn nghỉ ngơi thư giãn cuối tuần. Hồ nước lớn với nhiều đảo nhỏ này luôn xanh mát và về mùa hè nở đầy những loài sen thơm, mang lại cho du khách sự thư thái trong tâm hồn.


Thiên Sơn suối Ngà

Du lịch Thiên sơn - Suối Ngà nằm giữa thung lũng trong khu rừng tự nhiên. Ở đây khí hậu mát mẻ quanh năm. Nơi đây còn có nhiều loại thú hiếm như chồn sóc, nai, trăn, khỉ... các loài chim quý như vẹt, sáo và phượng hoàng…

Thiên sơn suối Ngà có 3 tiểu khu là Hạ sơn, Trung sơn và Ngoạn Sơn. Mỗi tiểu khu đều có những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mê đắm lòng người. Thác Tam cấp và nhiều suối nhỏ chảy róc rách qua cầu uốn lượn nối hai khu nhà nghỉ thơ mộng, những ngôi nhà sàn Mường, nhà sàn Thái lấp ló trên sườn núi xen kẽ giữa rừng cây, thác nước. Điểm chất ngất trong khu du lịch là thác cổng trời mênh mông và bao la. Từ độ cao vài chục mét có 3 làn nước đổ xuống sườn núi tạo thành một bể bơi thiên nhiên. Tắm ngâm mình dưới bể, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát lạnh. Nước suối trong veo, nhìn thấy cả hạt cát dưới đáy.
Thiên sơn suối ngà
Thiên sơn suối ngà


Cũng trên trục đường từ Hà Nội đến Thiên sơn suối Ngà, gần khu du lịch này còn có Ao Vua và Khoang Xanh suối Tiên đều là những khu du lịch đẹp nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ. Du khách có thể lần lượt khám phá trong các dịp du lịch cuối tuần. Những điểm du lịch này thích hợp cho cả lịch trình 1 ngày hoặc 2 ngày.

Hồ Suối Hai

Cách Hà Nội khoảng 60 km về phía tây, Suối Hai nằm dưới chân núi Ba Vì được tạo bởi hệ thống đập chính và phụ dài 4 km để giữ nước từ hai suối chính Yên Cư và Cầu Rồng chảy từ trên núi xuống. Trong lòng hồ có tới 14 đảo lớn nhỏ, với diện tích khoảng 90 ha. Bạn có thể thăm thú nơi này bằng thuyền nhỏ du ngoạn trên hồ. Trên các đảo và ven hồ, trồng nhiều cây xanh và vườn cây ăn trái. Nhiều loại chim đến đây sinh sống như chim le le, vịt trời, ngỗng trời, mòng két, sâm cầm, giang, sếu... Chúng sinh sống trên mặt nước làm khung cảnh thiên nhiên thêm phong phú.

Suối Hai
Suối Hai

Trên đây là những gợi ý cho chuyến du lịch cuối tuần, đặc biệt là đối với thời gian trong vòng 1 ngày. Những địa điểm này sẽ đưa bạn hòa vào không gian thoáng đãng trong lành của thiên nhiên tươi đẹp hay trải nghiệm nhịp sống chậm lại nơi làng quê yên ả.


(Nguồn : Sưu tầm)

Khám phá Hà Nội trong một ngày

Khám phá Hà Nội trong một ngày

6h sáng

Bữa sáng là phở bò Bát Đàn. Cái quán phở nổi tiếng đã đi vào sách vở mới sáng đã đông người mua. Nhanh chân thì kiếm được chỗ ngồi rồi chờ người đồng hành xếp hàng mua phở mang đến. Dù bữa sáng Hà Nội phong phú với hơn 20 món ăn sáng các loại, xôi dăm bảy loại, bún cũng đến hơn năm loại, chưa kể bánh cuốn, bánh mì, nhưng phở vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu và cũng là quán hàng được bán nhiều nhất. Tô phở với nước xương ninh ngọt lịm nóng hổi, bánh phở trắng, thịt bò đỏ hồng, chút hành hoa điểm xanh, thế mà xì xụp ai cũng thích, thế mà thành thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới.

7h sáng
Ăn xong tô phở, chớ vội vàng, hãy ghé qua quán café cóc, làm ly café nâu sóng sánh. Café Nhĩ trên phố Hàng Cá đã không có chỗ mà để xe. Café Năng, café Giản, café Thái nhìn ra phố với những chiếc bàn ghế gỗ đơn giản. Café đen đá và café nâu đá là hai món đồ uống được ưa chuộng nhất vào buổi sớm. Một tách café, một tờ báo hay một người bạn ngồi bên trước giờ làm việc sáng. Người Hà Nội không thích ngồi những quán hàng sang trọng với ghế bàn cầu kỳ để uống cafe, nơi đó chỉ dành cho những thức uống kiểu nước ép hay sinh tố hoa quả. Nếu muốn thưởng thức café đậm đà, hãy ghé một quán với những bộ bàn ghế xộc xệch, thế nào cũng kiếm được ly café thơm ngon.
8h sáng
Giờ là lúc dành cho một chuyến du ngoạn quanh Hà Nội. Chúng tôi làm một vòng quanh Hồ Gươm trong không khí mát mẻ, dễ chịu của tiết trời thu. Trời xanh ngắt một màu và nắng nhẹ. Các đôi uyên ương đã có mặt tại đây để chụp ảnh cưới. Góc Hồ Gươm, phố Hàng Bài, phố Đinh Lễ, vòng qua đầu nhà hát Lớn, khách sạn Hilton, trường Tổng hợp, khách sạn Metropole đã trở thành điểm chụp ảnh đẹp cho bộ ảnh cưới.

Hãy ghé qua hàng kem Tràng Tiền, nếm thử món kem ốc quế rất ngon. Còn không, hãy dành chút thời gian ghé thăm cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Cùng chiếc vé vào cửa với hai nơi này là Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Để tham quan hai nơi này, bạn có thể đi mất khoảng hơn hai tiếng. Trên đường ghé qua đây, có thể ghé thăm khu Hoàng thành Thăng Long nằm trên đường Hoàng Diệu. Con đường này còn có một địa chỉ đặc biệt, ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
12h trưa
Bữa trưa ăn gì là cả một vấn đề với tôi. Món gì cũng thật hấp dẫn và muốn ăn. Bún đậu mắm tôm ngõ Phất Lộc hay bún chả Hàng Mành, chả cá Lã Vọng hay bún lưỡi chợ Ngô Sĩ Liên, bánh mì bít tết hay món gì… cũng muốn ăn. Sau một hồi loay hoay với các chọn lựa, tôi quyết món bún đậu mắm tôm, cái món mà hình như chỉ ăn ở Hà Nội này mới thấy ngon. Bún đậu với chả cốm, thịt luộc, nem rán, một suất cũng đủ no đến chiều

13h trưa
Trời trưa, nắng nhẹ. Giờ là lúc dành thời gian khám phá khu 36 phố phường và cách tốt nhất là đi bộ. Đi trong những con phố bàn cờ này nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị lạc đường. Phố dài nối phố, ngõ thông sang ngõ, nhà tiếp nhà chen nhau. Đi trong phố mới thấy hết cuộc sống của người Hà Nội. Mỗi phố bán một loại mặt hàng riêng, những cửa hàng bé tí. Ở đây, vẫn tìm thấy những nghề rất xưa cũ như nghề cắt tóc vỉa hè, nghề mua tóc dài, nghề may áo dài, nghề làm con dấu, nghề sửa đồng hồ, vẽ tranh truyền thần…- những nghề sắp mất dần theo thời gian. Đi trên những con phố, có thể ghé lại Lương Văn Can làm cốc chè đỗ đen giải khát hay làm một cốc trà đá trong ngõ nhỏ.
 
Tôi ghé lại đền Bạch Mã, một trong tứ trấn Hà Nội ngay đầu phố Hàng Buồm, lang thang đi bộ đến Ô Quan Chưởng, lạc lối trong ngõ chợ Đồng Xuân tấp nập rồi tìm qua phố Hàng Đường mua chút ô mai về làm quà. Những hạt cốm đựng trong lá sen cũng được gói bọc lại cẩn thận. Đi phố một chốc đã nặng quà mang về.
17h chiều
Chương trình biểu diễn của nhà hát múa rối Thăng Long sắp bắt đầu. Mỗi buổi biểu diễn khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ nhưng rất thú vị. Những vị khách đến xem đa phần là khách đi theo tour, phần còn lại là các bạn nhỏ. Những sự tích trầu cau, ăn khế trả vàng cũng nhiều tích khác được diễn bằng rối trên nước. Không mất nhiều thời gian nhưng thú vị.
18h chiều
Giờ là lúc dành cho bia cỏ góc phố Tạ Hiện, nơi đông nghẹt những vị khách trẻ tuổi đến đây uống bia và tán chuyện sau khi hết giờ làm. Những cốc bia mát lạnh, vài nắm nem phùng, khoai tây chiên, nem chua nướng… phố Tây đông vui tấp nập. Giờ cũng là lúc phiên chợ đêm bắt đầu mở đón khách. Chợ mở từ 18h đến 23h đêm thứ 6, 7 và chủ nhật trên tuyến phố Hàng Đào, Hàng Đường, từ bờ hồ đến tận chợ Đồng Xuân.
21h đêm
Lòng vòng qua những con phố thơm hương ngọc lan và hương hoa sữa, chúng tôi dừng chân tại lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Có rất đông người Hà Nội chọn nơi này làm điểm đi bộ buổi tối cùng cả gia đình và còn một hoạt động nữa mà đến hôm nay tôi mới biết, đó là lễ hạ cờ vào lúc 9h hàng tối. Những người dân đang đi lại và qua đường vào thời gian này đều đứng lại, nghiêm trang trong lễ hạ cờ diễn ra mỗi tối tại nơi này.
22h đêm
Trà đá và ăn khuya. Cuộc sống dung dị về đêm. Kiếm một quán trà có tầm nhìn đẹp ra Hồ Gươm, thưởng thức tách trà thơm cùng hạt hướng dương hay đĩa hoa quả. Rất nhiều bạn trẻ tụ tập bạn bè bên những cốc trà. Món ăn khuya cũng đủ cả, từ nộm đu đủ đến tô cháo sườn, từ đĩa xôi pate đến tô bún măng ngan.

24h khuya
Phố đêm Hà Nội mang một vẻ đẹp đặc biệt: sâu lắng, yên bình. Không ồn ã suốt 24h như Sài Gòn, Hà Nội của ngày và đêm mang hai nét đẹp khác nhau. Sau những guồng quay vội vã của ngày, 23h đêm, phố xá đã bắt đầu thưa vắng người qua. Tiết thu đã se se lạnh, đủ để người đi đường khoác thêm tấm áo len mỏng, quàng chiếc khăn nhẹ. Sương đêm đã giăng mắc trên những con phố. Dưới ánh sáng vàng vọt len lỏi của những chiếc đèn đường, thế giới về đêm yên ả, thoảng hương thơm của hoa sữa và hoa ngọc lan. Cánh cửa sổ nhà ai đó đang khẽ mở, tiếng nhạc khe khẽ dìu dặt của một bản nhạc trữ tình.
 
Đêm đi trong lòng Hà Nội mới thấy hết nét đẹp và sự thú vị của mảnh đất này. Những người nghệ sĩ ảnh đến giờ sáng tác cho những bức ảnh đêm. 36 phố phường với những phố Hàng dung dị, những ngôi nhà kiến trúc Pháp, kiến trúc dạng ống tranh tối tranh sáng, con phố dưới ánh đèn khuya tuyệt đẹp, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Trần Phú…
2h sáng
Giờ là lúc cho một chuyến đi đặc biệt đến một nơi đặc biệt ngát hương – chợ hoa đêm Quảng Bá. Hai giờ sáng, những chiếc xe máy chất cao những đóa hoa từ các làng hoa Tây Tựu, Mê Linh, Nghi Tàm đổ về khu chợ nằm ven đê này. Thế giới của muôn loài hoa họp phiên cả ngày nhưng có hai buổi tấp nập nhất là lúc 2h sáng, khi những người trồng hoa chở hoa về bán và từ 4,5h sáng khi những người mua hoa đến chọn hoa và mang hoa về bán trên khắp các phố phường.
 
Dưới ánh sáng loang loáng của những chiếc đèn pin, thế giới của muôn loài hoa bắt đầu tấp nập người mua kẻ bán. Mùa nào hoa nấy. Giờ khắp chợ là những cánh hoa cúc vàng rực rỡ của mùa thu. Hoa được bán cả trăm bông một bó, giá rẻ bất ngờ. Cùng với cúc là hoa hồng, hoa vàng anh, hoa ly và rất nhiều loài hoa khác.
Đi trong chợ hoa đêm, bạn sẽ không muốn về. Giữa ngào ngạt hương thơm là cuộc sống thường nhật bộn bề của những người bán hoa. Từ 2h đến 5h sáng, hoa được mua, chất trên những chiếc xe, chở đến những cửa hàng hoa trên phố hay đến các khu chợ vào sáng hôm sau. Nếu cảm thấy đói bụng, bạn có thể ăn một tô phở nóng hay những chiếc bánh tẻ, bánh dày, chiêu ngụm trà xanh nóng. Rời khỏi chợ hoa, tôi mang theo về những bó hoa cúc thắm được bó cẩn thận, những đóa hoa sẽ được bay cùng trong chuyến bay sớm mai, vào Sài Gòn xa xôi.
5h sáng
Hành trình 24h trong ngày sắp kết thúc, đó cũng là lúc để thực hiện nốt một việc tôi đã định làm từ lâu. Ánh sáng bình minh đã le lói nơi chân trời khi chúng tôi có mặt trên cầu Long Biên, cây cầu hơn 100 tuổi của mảnh đất này. Bình minh trên sông Hồng nặng đỏ phù sa. Dưới chân cầu, chợ rau củ Long Biên đang trong giờ nhộn nhịp nhất. Còn trên cầu lúc này, những con người lao động tất bật với những sọt nặng cây trái qua lại. Cầu Long Biên đã chứng kiến mảnh đất này thay da đổi thịt trong hơn một thế kỷ dài và sẽ còn tiếp tục là cây cầu nối hai bờ sông trong tương lai. Hà Nội 24h nhưng đủ đầy cảm xúc và những điều đặc biệt nhất.



(Nguồn Vietnamnet.vn)

Quà Hà Nội cho người miền nam

Quà Hà Nội cho người miền nam mua gì

Hà Nội có rất nhiều đặc sản nổi tiếng nhưng để chọn được một trong số ấy làm quà gửi cho anh em bạn bè thân thiết miền nam đặc biệt ở Sài Gòn thì không phải dễ chọn, dễ tìm vì các lý do sau:
Thứ nhất nếu là những đặc sản nổi tiếng thì gần như ở đâu cũng bán, Hà Nội bán thì Sài Gòn cũng bán nên việc biếu tặng không còn nhiều ý nghĩa.

Thứ 2:Nếu chưa phải là loại đặc sản nổi tiếng khắp cả nước thì liệu rằng có ngon và hấp dẫn, đáng đồng tiền bát gạo để mua và hơn thế nữa là khi mua biếu người thân liệu sẽ bị mang tiếng hay không?

Vậy Quà Hà Nội cho người miền nam mua gì?

Hãy lựa chọn bánh chè lam làm quà cho người miền nam

Bánh chè lam là đặc sản của làng nghề truyền thống Thạch Xá - Thạch Thất- Hà Nội. Nổi tiếng tại Hà Nội và các tỉnh lân cận nhưng bánh chè lam vẫn chưa xuất hiện nhiều tại các tỉnh miền nam, có chăng chỉ là hàng xách tay của các vị khách du lịch Hà Nội. Do vậy, khi bạn tặng biếu bánh chè lam người nhận sẽ cảm nhận được sự mới lạ, thu hút hơn nhiều khi biếu những quà phổ thông như ô mai, bánh cốm...
Quà Hà Nội cho người miền nam

Bánh chè lam là sự kết tinh, chắt lọc những gì tinh túy nhất của ẩm thực xứ Đoài qua nhiều năm, nên thưởng thức bánh ngoài sự mới lạ bạn còn cảm nhận được những hương vị  rất quen thuộc: độ mềm dẻo của mạch nha, vị cay của gừng, mùi thơm của vừng mới rang ...tất cả hòa quyện thành một loại bánh vừa độc đáo vừa thân quen.

Bánh chè lam được làm bằng các nguyên liệu thiên nhiên và phổ biến như thóc nếp cái hoa vàng. đường kính, mạch nha, gừng , lạc....hoàn toàn không chứa chất bảo quản nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm và làm quà cho người thân và bạn bè miền nam.

Mua bánh chè lam làm quà cho người miền nam ở đâu?

Tại sao lại chọn chúng tôi ? quý khách vui lòng click tại đây.

Hiện tại cơ sở bánh chè lam Kim Cúc đang cung cấp sản phẩm tại hai địa chỉ:
Cơ sở SX: Thạch xá - Thạch Thất, Hà Nội
Kho hàng: ngõ 159 Hữu Hưng - Tây Mỗ- Nam Từ Liêm - Hà Nội
ĐT: 0433601784
Giao hàng tận nơi- nhanh chóng- Gửi qua bưu điện khi khách hàng yêu cầu.
Hotline Quà Hà Nội cho người miền nam: 094 7 200 9 88/ 093 678 6807



Chúc mừng năm mới 2016


Kính chúc Quý khách hàng của bánh chè lam Kim Cúc sang năm mới 2016 mạnh khỏe, thành công và hạnh phúc.
Xin chân thành cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt năm qua.
Trân trọng.